[2024] Bánh xèo đặc sản ở đâu? Bánh xèo làm từ bột gì? Bao nhiêu calo? Ăn bánh xèo có béo không?

Bánh xèo là một trong những món ăn phổ biến bậc nhất Việt Nam. Khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có loại bánh này, tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến khác nhau và độ nổi tiếng cũng khác nhau. Vậy bánh xèo đặc sản ở đâu? Bánh xèo làm từ bột gì? Bao nhiêu calo? Ăn bánh xèo có béo không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bánh xèo đặc sản ở đâu?

Trước khi trả lời cụ thể bánh xèo đặc sản ở đâu, hãy cùng tìm hiểu vài nét về loại bánh này. Bánh xèo là loại bánh có mặt trên khắp Việt Nam. Vùng miền nào cũng có loại bánh tên là bánh xèo. Sở dĩ người ta gọi tên bánh là bánh xèo vì xuất phát từ âm thanh trong quá trình chiên rán, chúng phát ra tiếng “xèo xèo”. Tuy nhiên mỗi vùng lại có sự khác biệt, thậm chí các loại bánh xèo ở nhiều vùng lại khác nhau hoàn toàn.

Một thời ở miền Bắc cũng khá phổ biến món bánh xèo. Tuy nhiên bánh xèo nơi đây khá đơn giản. Chúng chỉ đơn giản là bột gạo được xay thành bột nước, hoặc bột gạo xay mịn rồi trộn với nước. Sau đó người ta pha thêm ít muối cho mặn mặn, hoặc đường cho ngọt ngọt, rồi cho lên chảo rán. Bánh nếu có nhiều dầu mỡ thì bỏ sẽ giòn và béo ngậy. Khi ăn, người ta thường chỉ ăn một mình bánh hoặc chấm cùng với nước mắm nguyên chất. Chính vì cách chế biến và cách ăn rất đơn giản, không có gì đặc sắc, nên ngày nay, bánh xèo miền Bắc không thực sự phổ biến. Độ nổi tiếng cũng không có. Khi nói đến bánh xèo, người Bắc cũng thường nhắc đến bánh xèo miền Trung hoặc miền Tây. 

Banh-xeo-mien-Trung

Bánh xèo miền Trung có kích thước nhỏ hoặc vừa

Bánh xèo miền Trung và miền Tây đều có cách chế biến tương đối giống nhau. Nhìn chung, bánh xèo hai vùng này đều khá cầu kỳ trong nguyên liệu, đặc biệt là nhân, nước chấm và các món ăn kèm. Do vậy, bánh xèo đặc sản ở đâu thì cần phải nói rằng, đây là món đặc sản ở cả miền Trung, cụ thể là khu vực Nam Trung bộ (như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, Bình Định) và miền Tây. Tuy vậy, mỗi vùng cũng sẽ có sự chế biến hơi khác một chút, thêm bớt một vài nguyên liệu khác nhau, tạo nên bản sắc độc đáo của riêng địa phương mình.

Ví dụ, bánh xèo miền Trung có đặc điểm là kích thước nhỏ hoặc vừa. Áo bánh không mỏng không dày. Bánh được chiên trên lượng dầu nhiều hơn. Vỏ bánh có thể có độ giòn hoặc dẻo dẻo dai dai tùy từng quán. Còn bánh miền Tây thường được tráng trong chảo lớn. Đáy chảo chỉ được quét một lớp dầu mỏng nhằm chống dính. Do vậy vỏ bánh mỏng, giòn và ăn ít ngán hơn.

Đặc biệt, sự khác biệt cơ bản của bánh miền Tây và miền Trung còn ở lớp nhân. Nhân bánh xèo miền Trung đặc trưng là hải sản như tôm, mực, đôi khi còn có cả cá, sò điệp, tép biển. Trong khi đó, nhân bánh xèo miền Tây  thường là thịt vịt, thịt heo và các loại nấm. 

Banh-xeo-mien-Tay

Bánh xèo miền Tây đặc trưng bởi kích cỡ rất lớn, lớp nhân dày

Bánh xèo miền Trung thường được ăn cùng các loại rau sống phổ biến như cải xanh, xà lách, dưa leo, xoài bào sợi và các loại rau thơm. Bánh được chấm cùng mắm nêm hoặc nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt. Còn bánh xèo miền Tây thì ngoài các rau sống quen thuộc còn có cả các loại rau đặc trưng ở địa phương như rau cát lồi, đọt bứa, lá vông, đọt xoài, đọt cách… Bánh được chấm bằng nước mắm chua ngọt pha tỏi ớt, củ cải đỏ, trắng bào sợi.

Như vậy bạn đã rõ câu trả lời xèo đặc sản ở đâu. Dù cùng tên, cách chế biến tương tự nhau, nhưng bánh xèo miền nam Trung bộ và miền Tây vẫn có những điểm khác biệt. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của từng miền và góp phần làm nên sự phong phú, đặc sắc cho ẩm thực Việt Nam.

Bánh xèo làm từ bột gì?

Như trên bạn đã biết bánh xèo đặc sản ở đâu rồi. Còn loại bánh này được làm từ nguyên liệu gì, câu trả lời là bánh xèo của cả miền Bắc, miền Trung và miền Tây đều làm từ bột gạo. Gạo được ngâm nở sau đó đem đi xay thành bột nước. Cũng có khi người ta nghiền bột khô rồi trộn với nước để làm bánh xèo. Ngoài ra đôi khi người ta có thể trộn thêm cả bột ngô, bột mì. Hiện nay, có nhiều sản phẩm bột bánh xèo bán sẵn trên thị trường. Chỉ cần mua về và pha nước theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất là có thể làm ra những chiếc bánh xèo ngon. 

bot-banh-xeo

Bánh xèo ở đâu cũng được làm chủ yếu từ bột gạo, ngoài ra có thể pha thêm một số loại bột và nguyên liệu khác để tạo màu.

Bột bánh xèo vốn có màu trắng, nhưng người ta thường pha thêm bột nghệ hoặc ở miền Tây thì còn pha thêm nước màu dừa để có màu vàng đẹp mắt hơn. Bột bánh khi pha loãng với nước có thể được trộn thêm đường hoặc muối, hành lá cắt nhỏ. 

Bao nhiêu calo? Ăn bánh xèo có béo không?

Dù bánh xèo đặc sản ở đâu thì nguyên liệu của chúng cũng gần giống nhau. Để trả lời ăn bánh xèo có béo không thì trước hết bạn cần biết bánh xèo có bao nhiêu calo. Người ta tính toán, trong 1 cái bánh xèo cỡ nhỏ 100g có đầy đủ vỏ bánh, gia vị, nhân tôm hoặc mực, thịt bằm thì có khoảng 140 calo. Còn trong 1 chiếc bánh cỡ lớn 226g thì có chứa 315 calo. 

banh-xeo-co-beo-khong

Bánh xèo không gây béo nếu bạn ăn một cách hợp lý

Nếu bình quân một người trưởng thành cần 1600-2000 calo mỗi ngày và mỗi bữa ăn chính cần 600-800 calo, thì 100g bánh xèo có lượng calo cũng khá thấp. Ngoài ra, khi ăn bánh xèo, bạn còn ăn thêm rất nhiều loại rau sống nữa. Đây là các thành phần vừa giúp bạn nhanh no, tốt cho sức khỏe lại không gây tăng cân. Vì vậy ăn bánh xèo với số lượng hợp lý sẽ không làm bạn tăng cân đâu nhé.

Tất nhiên nếu bạn quan tâm đến vấn đề cân nặng, hãy tính toán lượng thức ăn nạp vào cơ thể sao cho khoa học. Chẳng hạn, mỗi bữa ăn chính, người muốn giảm hoặc duy trì cân nặng chỉ nạp 1 chén cơm trắng, thì nếu đã ăn bánh xèo, bạn nên hạn chế cơm để không nạp quá nhiều năng lượng từ tinh bột vào cơ thể. 

Trên đây là bài viết lý giải bánh xèo đặc sản ở đâu và nhiều câu hỏi thú vị khác. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại bánh này và thêm yêu hơn một trong những đặc sản trứ danh của Việt Nam.

Các Bài Viết Liên Quan

Gỏi Cá Mai

Viện Hải Dương Học

Cơ sở bán Đặc Sản Uy Tín