[2024] Bánh căn là gì? Tại sao gọi là bánh căn? Ăn bánh căn có mập không? Bánh căn đặc sản ở đâu?

Bánh căn là một món ăn giản dị nhưng cũng vô cùng đặc sắc và ấn tượng của vùng Nam Trung Bộ. Bánh căn là gì? Đặc sản này ở đâu? Tại sao gọi là bánh căn? Bánh này ăn có mập không? Những câu hỏi thú vị xung quanh loại bánh nhỏ bé này sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây.

Bánh căn là gì?

Một loại bánh nhỏ bé có cái tên khá lạ khiến không ít du khách băn khoăn khi đến Nha Trang và các tỉnh Nam Trung Bộ. Bánh căn làm từ bột gì? Nguồn gốc bánh căn ra sao? Bánh căn ăn như thế nào?… đều là những câu hỏi mà khách thập phương không sống ở khu vực này muốn biết. Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.

Bánh căn là một loại bánh nhỏ, làm từ bột gạo pha loãng và được nướng trong những khuôn nhỏ đặt trên một lò nướng. Khuôn nướng bánh được làm từ đất nung. Vì bánh rất nhỏ nên người ta thường tính theo cặp chứ không theo cái. Thành phần cơ bản của một suất bánh căn bao gồm bánh, nước chấm và đồ ăn kèm. Tất cả đều cho chung vào một tô nước chấm. Khi ăn, người ta cho tất cả bánh vào tô nước chấm luôn để được ngấm gia vị, hoặc có người thì chấm từ cái ăn tùy thích.

banh-can-2

Bánh căn với các nguyên liệu đơn giản nhưng là một trong những đại diện xuất sắc của ẩm thực Nha Trang và vùng Nam Trung bộ 

Bánh có nhiều loại nhân khác nhau như nhân tôm, thịt băm, mực, trứng. Khi ăn, bánh được chấm cùng nước mắm pha tỏi ớt chua ngọt. Tuy nhiên tùy từng nơi, người ta có thể ăn với nước cá kho nhạt, mắm nêm, nước chấm đậu phộng giã nhuyễn hoặc nước sốt xíu mại. Đồ ăn kèm bánh thường là xoài xanh, khế chua, cà rốt hoặc dưa leo thái sợi. Ngoài ra còn có thể ăn kèm với xà lách, rau diếp hoặc các loại rau thơm. Mặt khác tùy từng nơi, người ta có thể dọn thêm các đồ ăn thêm như xíu mại, trứng luộc, chả cá, tóp mỡ.

Để làm bánh căn ngon, người ta phải chọn loại gạo nở, ngâm từ 3-6 tiếng. Bên cạnh đó còn phải có thêm cơm nguội phơi khô, số lượng bằng khoảng 1/5 lượng gạo. Cơm khô sẽ giúp bánh xốp hơn. Gạo và cơm khô sau khi ngâm nở được trộn đều rồi nghiền thành dạng bột nước. Lò nướng bánh có thể được làm từ đất nung hoặc inox, còn khuôn thì nhất thiết phải được làm từ đất nung. Mỗi lò có từ 5-10 lỗ để đặt khuôn bánh.

banh-can

Bánh căn được nướng trên lò than, đổ trong khay làm bằng đất nung

Khi nướng bánh, đầu tiên người ta chất củi, nhóm lửa vào, quạt để lửa hừng hực than và bớt khói. Khi lò nóng, khuôn sẽ được đặt lên. Mỗi khuôn sẽ được quét một lớp dầu mỡ dưới đáy để chống dính. Khi khuôn thật nóng thì múc bột đổ vào, sau đó cho thêm nhân các loại. Cuối cùng đậy nắp lại, đun trong khoảng 1,5 phút là bánh chín. Bánh sau khi chín, mở vung ra và lấy xẻng nhỏ cậy lên. Lúc này, người ta sẽ rắc hành lá lên trên, sau đó úp một chiếc bánh này lên mặt bánh kia tạo thành từng cặp. Tuy nhiên có những nơi không ghép đôi bánh lại, họ chỉ cậy bánh lên là xếp từng cái một ra đĩa. Sau đó tiếp tục với mẻ bánh khác cho đến hết. 

Tại sao gọi là bánh căn?

Giải thích khái niệm bánh căn là gì là câu hỏi đơn giản, nhưng tại sao chúng có tên gọi này thì lại là một câu hỏi khó. Bánh căn vốn xuất hiện từ rất lâu, thậm chí đến nay người ta cũng chưa biết chính xác thời điểm ra đời của loại bánh này. Chính vì vậy, cái tên bánh căn hiện nay cũng là một câu hỏi rất khó trả lời. Từ “căn” dường như không liên hệ một chút nào đến hương vị, hình hài chiếc bánh cả. Có một cách lý giải nghe có phần hợp lý hơn cả cho cái tên lạ này của bánh. Đó là ban đầu bánh có tên gọi dân dã là bánh căng. Vì khi chín, bánh căng phồng lên nhìn rất đẹp mắt. Sau đó, người miền Nam Trung Bộ đọc chệch đi cho vui, và hiện nay chúng có tên gọi là bánh căn.

Bánh căn đặc sản ở đâu?

Bánh căn có lịch sử ra đời từ rất lâu. Hiện nay chưa ai biết chính xác thời điểm ra đời của món ăn này. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của chúng là xuất phát từ cộng đồng người Chăm khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Sau này, bánh trở thành món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Nam Trung bộ, và đặc biệt nổi tiếng ở Khánh Hòa, Đà Lạt, Đà Nẵng, tất nhiên là ở cả Ninh Thuận, Bình Thuận nữa. 

Điều đáng nói là khi được người Việt học hỏi và phổ biến, món bánh căn gốc xưa kia của người Chăm vốn rất đơn giản, đã được biến tấu, sáng tạo, khiến chúng trở nên đặc sắc hơn. Bánh có nhiều loại nhân hấp dẫn, nước chấm cũng rất phong phú và ngon đậm đà hơn. Đó chính là lý do loại bánh bé nhỏ này trở thành một trong những đại diện nổi bật của ẩm thực xứ Nam Trung bộ.

banh-can-va-do-cham-1

Bánh căn qua biến tấu của người Việt trở nên đặc sắc với đồ chấm phong phú, hấp dẫn hơn

Ăn bánh căn có mập không?

Để biết ăn bánh căn có sợ tăng cân không, bạn cần biết bánh căn bao nhiêu calo. Bánh căn được làm chủ yếu từ bột gạo, kết hợp với các nguyên liệu lành mạnh khác như tôm, thịt băm, mực, trứng cút. Bánh có chứa lượng tinh bột tương đối cao nên mỗi chiếc bánh cũng chứa năng lượng khá dồi dào. Bạn có biết 1 cái bánh căn bao nhiêu calo? Câu trả lời là mỗi chiếc bánh chứa khoáng 81 calo, hư và một cặp bánh chứa khoảng 162 calo. Vậy 1 dĩa bánh căn bao nhiêu calo? Một đĩa tầm 5 cặp bánh chứa khoảng 810 calo.

Tùy vào trọng lượng của bạn, mỗi ngày bạn cần nạp vào một lượng calo thích hợp. Thông thường, một phụ nữ trưởng thành cần 1500-2000 calo mỗi ngày. Như vậy với 800 calo, một suất bánh căn đã đủ cho ⅓-1/2  nhu cầu năng lượng cho bạn hàng ngày. Với câu hỏi ăn bánh căn có mập không? Rất khó có câu trả lời cụ thể. Bạn cần xác định được các vấn đề sau:

banh-can-4

Ăn bánh căn phù hợp sẽ không sợ bị mập

– Lượng bánh căn mà bạn ăn là bao nhiêu? Nếu bạn chỉ ăn mỗi ngày 5 cặp bánh, đồng thời bạn giảm tinh bột và các thức ăn chứa nhiều năng lượng khác trong ngày, sao cho tổng lượng calo nạp vào cơ thể không vượt quá nhu cầu calo hàng ngày của cơ thể bạn, thì bạn hoàn toàn không bị béo.

Ngược lại, nếu bạn ăn một suất bánh căn, đồng thời ăn đủ các thực phẩm giàu năng lượng khác, thì lượng calo nạp vào cơ thể có thể bị thừa. Ăn thường xuyên theo cách này bạn sẽ nhanh chóng tăng cân.

Để ăn bánh căn mà vẫn luôn kiểm soát được cân nặng, tốt nhất bạn nên ăn vừa phải. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2 cặp bánh (320 calo). Bên cạnh đó, đồ ăn kèm bánh căn có rất nhiều đồ lành mạnh như rau sống, cá, trứng. Bạn nên kết hợp ăn thêm các thức ăn này, vừa cân bằng dinh dưỡng, no lâu, từ đó ít có xu hướng nạp thêm các thức ăn khác. Còn nếu trót ăn quá nhiều bánh căn, bạn chỉ cần giảm lượng tinh bột và các thức ăn giàu năng lượng khác trong ngày cũng sẽ không lo bị béo.

Với những thông tin như trên, nếu ai quan tâm câu hỏi mẹ bầu ăn bánh căn được không? thì bạn cũng có thể dễ dàng có câu trả lời. Nhìn chung, mẹ bầu cần nguồn năng lượng phong phú đến từ rất nhiều loại thực phẩm trong ngày. Bánh căn là một thực phẩm làm từ tinh bột gạo. Do vậy, bạn có thể sử dụng loại bánh này ăn thay thế cơm hoặc dùng trong các bữa ăn phụ đều được. tuy nhiên lượng bánh ăn nên vừa phải, cân đối với các loại thực phẩm khác để tránh tăng cân không cần thiết.

Trên đây là giải đáp chi tiết bánh căn là gì và các câu hỏi khác xung quanh bánh căn. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về loại bánh bé nhỏ này và yêu quý, trân trọng hơn món ẩm thực đặc sắc của miền Nam Trung bộ.

Các Bài Viết Liên Quan

Rong Biển Nha Trang

Đảo Hòn Mun

Cơ sở bán Đặc Sản Uy Tín