Là một món ăn giản dị và rất phổ biến ở miền Trung, bánh đập được nhiều người yêu thích bởi sự quen thuộc, dân dã nhưng cũng vô cùng ngon miệng. Vậy bánh đập là loại đặc sản ở đâu? cách làm bánh đập như thế nào? Bánh có nhiều calo không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bánh đập là đặc sản ở đâu?
Trước khi tìm hiểu Cách làm bánh đập, bạn cần hiểu cơ bản về quê hương của loại bánh này. Bánh đập (hay bánh chập) là loại bánh phổ biến ở một số tình ven biển vùng Nam Trung Bộ, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Bánh đập ở tỉnh nào cũng ngon, tuy nhiên là những địa phương phát triển du lịch mạnh, bánh đập ở Đà Nẵng, Hội An và ở Nha Trang, Khánh Hòa được nhiều thực khác biết và nhắc đến hơn cả.
Bánh đập là đặc sản các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa
Bánh là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng (bánh đa giòn) bên ngoài và bánh ướt được dàn đều phía bên trong. Bánh ướt được phết thêm hành mỡ hoặc tôm chấy. Bánh sau đó được gấp đôi lại và cắt nhỏ ra các miếng vừa ăn. Gọi là bánh đập vì cách ăn bánh này khá đặc biệt. Trước khi ăn, người ta cần đập vỡ lớp bánh tráng ở bên ngoài, để các mảnh vỡ của bánh có thể dính chặt vào bánh ướt bên trong. Bánh sau đó được chấm cùng với mắm nêm đậm đà, hoặc có thể ăn kèm với các món như tôm luộc, thịt luộc, thịt nướng, hến xào, lòng lợn…
Cách làm bánh đập tại nhà
Nguyên liệu và sơ chế
– Bột gạo 250g, bột năng 95g, tinh bột khoai tây 65g, Hành lá, mắm nêm ngon, tỏi, ớt, thơm. Bánh tráng gạo mỏng đã nướng hoặc chưa nướng. Các loại rau sống, thịt ăn kèm.
– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, tỏi bóc vỏ, thơm thái miếng nhỏ, ớt cắt lát, rau sống rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Thực hiện cách làm bánh đập
– Bước 1: Nướng bánh tráng
Trong cách làm món bánh đập, có một điều thuận lợi là rất nhiều nơi bán sẵn bánh tráng. Vì vậy bạn không cần mất công thực hiện cách làm bánh tráng đập. Bánh tráng bạn có thể mua loại đã nướng giòn sẵn. Lưu ý là chỉ chọn loại bánh tráng mỏng. Không nên chọn loại dày vì sẽ làm giảm mất vị ngon của bánh ướt và lớp nhân phía trong. Tuy nhiên nếu không có thì bạn có thể mua bánh tráng mỏng chưa nướng về để tự nướng. Việc nướng bánh tráng cũng khá đơn giản.
Nên chọn bánh tráng loại mỏng để ăn bánh đập
Đầu tiên bạn chất củi lên bếp hoặc lò, đốt cho đến khi được một lò than nóng rực. Lúc này bạn cho bánh lên nướng. Một tay hơ bánh trên than, một tay bạn quạt để hơi nóng bốc lên, tỏa đều giúp bánh chín giòn. Cứ nướng lần lượt một mặt bánh cho chín giòn đều, rồi lật sang mặt bên tiếp tục nướng tương tự. Hoặc bạn có thể đặt vỉ nướng lên trên bếp than, đặt bánh tráng lên và nướng, cách này sẽ nhanh và đều nhiệt hơn.
Bánh tráng được nướng trên than hồng
Ngoài nướng trên lò than, bạn cũng có thể nướng bánh trên chảo, lò vi sóng, lò nướng, nồi chiên không dầu , bếp ga, bếp hồng ngoại đều được.
– Bước 2: Làm bánh ướt
Trong cách làm bánh đập, khâu làm bánh ướt là kỳ công hơn cả. Cách làm loại bánh này như sau:
+ Pha bột
Đầu tiên, cho các loại bột gạo, bột năng và tinh bột khoai tây vào thau nhỏ. Trộn đều, rồi lấy cho khoảng 750ml nước lạnh vào, khuấy để cho bột tan thành dạng lỏng. Để bột nghỉ khoảng 2-3 tiếng. Lúc này phần bột sẽ lắng xuống và bên trên là một lớp nước trong. Bạn đem đổ hết số nước trong phía trên đi, sau đó cho lại vào thau bột một lượng nước tương đương với lượng nước vừa đổ đi. Chú ý bạn nên đo 2 mức nước đổ đi và thêm vào cho thật bằng nhau. Để chính xác nhất, bạn có thể dùng một chiếc cân để cân lượng nước hớt ra và lượng nước đổ.
Trong cách làm bánh đập bằng bột khô, lắng bột gạn nước càng nhiều lần thì bánh càng ngon
Sau khi cho nước vào, bạn khuấy đều rồi lại để cho bột lắng xuống, gạn lấy phần nước trong đổ đi và cho nước mới vào. Làm 3 – 5 lần là được. Lần cuối cùng, khi cho nước vào, bạn sử dụng nước nóng. Đổ nước vào sau đó khuấy đều bột để bột hoàn toàn tan vào nước thành bột lỏng. Tiếp tục cho vào khoảng 1 muỗng muối và khuấy tiếp để muối tan. Lúc này bột đã sẵn sàng để đổ bánh.
Ngoài ra, trong cách làm bánh đập, còn có một cách làm bột bánh khác đơn giản hơn bạn có thể áp dụng. Đó là sử dụng các loại gạo khô như khang dân, trang nông, vo sạch. Sau đó bạn đem ngâm 3-4 tiếng cho gạo mềm. Sau đó đem đi xay bột nước. Bột nước xay xong, bạn không cần phải pha chế thêm nữa, chỉ việc đổ bánh.
+ Đổ bánh
Để đổ bánh, bạn cần sử dụng một chiếc nồi hơi. Nồi hơi này được bán rất nhiều trên các cửa hàng điện máy, các sàn thương mại điện tử. Bạn có thể mua cả bộ nồi điện có chức năng tăng chỉnh nhiệt độ, van cấp nước tiện dụng. Hoặc bạn chỉ cần mua một bộ khuôn làm bánh ướt và sử dụng nồi bình thường của gia đình cùng với bếp than cho rẻ cũng được.
Đầu tiên, bạn căng vải lên trên miệng nồi, chú ý không trùm hết kín miệng nồi mà gấp lại một ít, chừa cho nồi một khoảng trống nhỏ, để hơi nước có thể bay mạnh lên trên giúp làm chín bánh. Sau đó, sử dụng vòng xiết nhẹ xung quanh cố định bề mặt vải. Điều chỉnh cho bền mặt vải thật căng, cuối cùng siết thật chặt vòng lại.
Kéo bề mặt vải thật căng, đồng thời để hở một khoảng nhỏ để hơi nước bay lên
Cho nước vào nồi, lượng nước cao đến ⅔ nồi, đun nước thật sôi. Trước khi đổ bột, bạn dùng khá khuấy đều để bột không bị lắng xuống dưới, sau đó múc một vá cho lên bề mặt vải. Sử dụng lưng vá dàn đều bột ra.
Đổ bột lên bề mặt vải, lấy muôi dàn đều và đậy nắp nấu chín bánh trong khoảng 40 giây
Đậy nắp lại và đun trong khoảng 30 – 40 giây. Lúc này, bạn mở vung ra, sử dụng cây lấy bánh từ từ gỡ bánh ra rồi cho vào đĩa. Bên dưới đĩa quét một lớp dầu chống dính. Sau mỗi lần cho bánh vào đĩa, bạn cũng chú ý quét một lớp dầu lên mặt bánh đã làm trước để chống dính trước khi đặt chồng chiếc bánh tiếp theo lên. Cứ thực hiện như vậy cho đến hết.
Lấy thanh tre nhúng nước chống dính rồi nhẹ nhàng gỡ bánh ra
Ngoài cách trên, trong cách làm bánh đập, bạn cũng có thể đổ bánh ướt bằng chảo chống dính. Đun nóng chảo, sau đó cho bột bánh vào, dàn đều rồi đậy nắp lại. Đung khoảng 40 giây cho bánh chín thì cho ra đĩa. Quét 1 lớp dầu ăn lên mặt bánh để chống dính rồi tiếp tục thực hiện với những chiếc bánh khác cho đến hết.
– Bước 3: Làm hành mỡ
Hành mỡ là một công đoạn nhỏ trong cách làm bánh đập nhưng không thể bỏ qua. Cho vào chảo ½ chén dầu ăn, đun nóng sau đó cho hành lá đã thái nhỏ vào. Đảo cho đến khi lá hành hơi nhàu là hoàn thành.
– Bước 4: Pha mắm nêm
Mắm nêm tưởng như là một thành phần phụ, nhưng có tính chất quyết định đến độ ngon của bánh. Vì vậy, trong cách làm bánh đập bạn cần chú ý đến khâu pha chế mắm để đạt độ ngon lý tưởng. Cách tiến hành như sau:
Tỏi ớt và thơm bạn cho vào máy xay cùng với 1 thìa đường, xay nhuyễn. Đổ ra chén và cho mắm nêm vào khuấy đều. nếu muốn mắm ăn ngậy hơn, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Phi thơm sả, ớt băm sau đó cho thơm băm nhuyễn vào. Nêm thêm đường cho vừa miệng. Cuối cùng bạn cho mắm nêm cùng một ít nước lọc vào. Đun sôi mắm, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. Lúc này vắt thêm một ít chanh vào là hoàn thành.
Mắm nêm ngon ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong cách làm bánh đập của bạn
– Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Cho bánh tráng nướng vào đĩa, lấy 1 chiếc bánh ướt dàn đều lên mặt bánh tráng. Chan một thìa mỡ hành lên rồi gấp đôi lại. Trước khi ăn, bạn dùng tay đập bánh tráng cho vỡ ra, cắt thành từng miếng vừa ăn. Thưởng thức cùng rau sống, tôm thịt các loại tùy thích.
Cách làm bánh đập hơi cầu kỳ một chút, nhưng thành phẩm sẽ rất tuyệt vời.
Bánh đập bao nhiêu calo?
Như vậy là bạn vừa tìm hiểu cách làm bánh đập. Một chiếc bánh đập luôn luôn có 2 phần bánh tráng nướng và bánh ướt. Cả hai loại bánh này được làm chủ yếu từ bột gạo. Người ta tính toán, trong 100g bánh tráng nướng chứa khoảng 300-330 calo, 100g bánh ướt nhân hành mỡ chứa khoảng 230 calo. Như vậy, một đĩa bánh đập với 2 chiếc, trọng lượng khoảng 50g có chứa khoảng 280 calo. Nếu bạn ăn thêm các topping khác như thịt, hến xào, tôm, thịt nướng thì lượng calo sẽ tăng lên. Tuy nhiên nhìn chung một suất bánh đập thường sẽ không quá 500 calo.
Lượng calo trong bánh đập không quá lớn
Đây là một lượng calo vừa phải, gần tương đương với mức calo cần có trong một bữa ăn chính đối với một người trưởng thành (Người trưởng thành làm việc trong môi trường bình thường, ít vận động cần khoảng 667 – 767 trong mỗi bữa chính). Đặc biệt bánh đập khá nhanh no và no lâu, vì vậy thưởng thức loại bánh này cũng một phần giúp bạn giảm bớt tinh bột nạp vào cơ thể. Một suất bánh đập gồm bánh, các loại rau, thịt có lượng dinh dưỡng khá cân bằng. Do đó, đây cũng là một loại bánh lành mạnh. Nếu bạn ăn chính bằng bánh đập, không sử dụng thêm cơm, mà ăn thêm một số loại thức ăn chứa nhiều đạm, canxi, vitamin và khoáng chất khác sẽ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe mà không lo tăng cân.
Trên đây là vài nét về đặc sản bánh đập, cách làm bánh đập cũng như lượng calo trong loại bánh này. Nếu bạn có dịp đến miền Trung, đừng quên thưởng thức những chiếc bánh đập giản dị nhưng với hương vị rất độc đáo. Còn nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, vừa tiết kiệm, vừa chất lượng lại vừa an toàn cho bản thân và cả gia đình.